Mọi người thường hỏi tôi, làm sao để viết ra được một cuốn sách như vậy? Tôi trả lời rằng: "Thật ra tôi không viết ra cuốn sách, đó chỉ là một cuốn sổ nhỏ chứa đựng những câu hỏi và câu trả lời mà thôi".
Tôi đã đọc bộ “HBR Onpoint 2021 - Sức bật sau khủng hoảng” và những kiến thức trong sách đã đem đến cho tôi nhiều ý tưởng. Những case study lớn cùng những phân tích chuyên sâu cho phép tôi có thể học hỏi, ứng dụng vào doanh nghiệp và sau đó suy nghĩ về tương lai doanh nghiệp có thể phát triển theo cách nào. Thật là quý giá.
Khoảng vài chục năm nay, người Việt Nam đã quen thuộc với thuật ngữ “doanh nhân Việt Nam”. Việt Nam hiện nay đã có báo về doanh nghiệp, tạp chí về doanh nghiệp, tạp chí về doanh nhân, và “Ngày Doanh nhân Việt Nam” hằng năm. Trên các loại diễn đàn, danh xưng “doanh nhân” đã vang lên với không ít sắc thái tự hào. Trở thành doanh nhân thành đạt đang là ao ước của nhiều người khởi nghiệp.
Có thể nói Lương Văn Can là một trong những tác gia quan trọng của giai đoạn giao thời 1900-1930. Vì thế, tên tuổi của cụ lẽ ra phải có được một vị trí xứng đáng trong các công trình viết về văn học sử và lịch sử việt nam đầu thế kỷ XX. Hơn nữa, bên cạnh giá trị lịch sử, một số tác phẩm của Lương Văn Can còn có giá trị thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.
Tác phẩm "Lương Văn Can trong lịch sử dân tộc và lịch sử doanh nhân Việt Nam" được NXB Khoa học xã hội xuất bản vào đầu quý IV/2022 với số lượng 446 trang, với đối tác liên kết xuất bản là Tạp chí Doanh Nhân Sài Gòn - đơn vị truyền thông nhiều năm qua đã quan tâm sâu sắc đến tư tưởng của cụ Lương Văn Can trong lĩnh vực giáo dục và kinh doanh.
Lương Văn Can là một chí sĩ yêu nước mà TS. Lý Tùng Hiếu - giảng viên Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP.HCM - rất yêu mến, cảm phục. Bởi không chỉ toàn tâm toàn ý, hy sinh tất cả để phụng sự cho đại nghĩa, cụ còn là một nhà nho yêu nước theo lối riêng với những triết lý kinh doanh đúng ở mọi thời đại.
Trong cao trào của phong trào Duy tân đầu thế kỷ XX, Đông Kinh Nghĩa Thục được biết đến như một điểm sáng văn hóa của phong trào yêu nước Việt Nam. Không chỉ là một ngôi trường tư thục đầu tiên ở Việt Nam, Đông Kinh Nghĩa Thục còn là nơi đào tạo nhiều nhân tài với tư tưởng canh tân đất nước, chấn hưng thực nghiệp, khai mở dân trí nhằm tìm kiếm con đường cứu nước.
Ngày 30/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, chấm dứt 21 năm kháng chiến chống Mỹ và chính quyền Nguỵ Sài Gòn, Việt Nam đã hoàn thành công cuộc thống nhất lãnh thổ nước nhà, nền kinh tế dần khôi phục sau một thời gian bị ảnh hưởng bởi chiến tranh. Và sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam dần bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra sôi động trên thế giới. Tầng lớp doanh nhân Việt Nam cũng theo đó ngày càng trưởng thành và lớn mạnh hơn.
Giai đoạn 1954-1975, Việt Nam được đặt dưới hai chế độ chính trị khác nhau, nên tầng lớp doanh nhân Việt cũng bước theo hai ngã rẽ khác nhau. Trong khi doanh nhân miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, dưới cơ chế kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp, tư duy sáng tạo trong kinh doanh dần nhường chỗ cho chủ nghĩa bình quân, thì doanh nhân miền Nam dưới chính sách của nền kinh tế thị trường tự do đã mạnh dạn đầu tư, ngày một phát triển về lượng và chất.
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công đã mang lại cho tầng lớp doanh nhân một cuộc đổi mới sâu sắc, từ thân phận dân thuộc địa sang công dân một nước độc lập. Cùng với nhân dân cả nước, doanh nhân Việt Nam hăng hái tham gia hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ, bắt tay vào công cuộc kiến thiết nước nhà.