“Có 2 ngày quan trọng nhất trong cuộc đời; đó là ngày bạn được sinh ra và ngày bạn biết lý do mình tồn tại” - Mark Twain
“Xanh ngọc” là khái niệm không còn xa lạ với người làm chủ doanh nghiệp tại Việt Nam. Có lẽ, bất kỳ ai cũng thừa nhận đây mà mô hình cấp tiến nhất trong những mô hình quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc xây dựng mô hình này trong bối cảnh kinh tế, xã hội Việt Nam là điều không hề đơn giản. Nhưng, khó không có nghĩa là không thể!
Một cuốn sách hay có thể "chạm" đến tâm tư tình cảm của người đọc và thay đổi họ, vì thế đòi hỏi tác giả - doanh nhân phải có cách hành văn dễ hiểu, phù hợp nhưng đồng thời cũng phải tạo được ấn tượng để thu hút bạn đọc.
Lý do tôi viết sách: “Qua những va chạm thực tế đã xảy ra, kể cả những khi “lên bờ, xuống ruộng” tôi đúc kết một số kinh nghiệm để có thể góp phần nhỏ cho bước đường khởi nghiệp của các bạn sinh viên hay khởi nghiệp cho mọi người”.
Có người nói rằng, doanh nhân viết sách là để lan tỏa giá trị cho nhiều người khác. Điều đó cũng đúng, nhưng đối với tôi động lực đó chưa bao giờ là nhu cầu thực sự để mình đặt bút xuống viết. Nói khác đi, sự lan tỏa của một cuốn sách nếu có chỉ là kết quả của một hành trình bên trong của mình. Doanh nhân chẳng qua chỉ là một trong những chiếc áo mà tôi khoác trên người lúc viết.
Sau hơn 10 năm làm huấn luyện và đào tạo kỹ năng phát triển về lãnh đạo và quản lý cho các lãnh đạo là doanh nhân trong và ngoài nước, nhận thấy mỗi vị có một sắc thái đặc trưng, tôi đã tự đặt cho mỗi người một màu sắc riêng để khi nghĩ tới màu đó là sẽ nhớ tới nhân vật. “Sắc màu của thành công” là ý tưởng ban đầu của tôi khi viết quyển sách kể về các doanh nhân thành công.
Lợi ích lớn nhất với tôi khi viết sách không phải quảng bá cho các khóa đào tạo doanh nghiệp, mà tôi được học hỏi và trưởng thành hơn rất nhiều. Viết sách giúp tôi có tính kỷ luật, làm việc có nguyên tắc và được làm những điều mình yêu thích.
Hơn 10 năm trước, sếp tôi - một nữ doanh nhân thành công, mua tặng cho toàn bộ cán bộ chủ chốt cuốn sách “Từ tốt đến vĩ đại” và yêu cầu chúng tôi phải đọc kỹ và thảo luận. Sau đó, sếp mời chúng tôi về nhà, nấu đồ ăn ngon và chủ trì thảo luận về cuốn sách.
Từ những năm 45 tuổi, khi trải qua hai đời đi làm CEO thuê cho hai thương hiệu nổi tiếng, tôi bắt đầu manh nha ý định viết lại các kiến thức quản trị thực hành vào các trang sách.
Nói về đọc sách, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: "Bất luận làm công việc gì cũng cần phải đọc sách. Người mới học chữ cần đọc để không mù lại, người làm công an cần đọc để nắm tình hình. Những người làm công việc chuyên môn cần phải đọc để nâng cao trình độ. Người làm quản lý lãnh đạo cần phải đọc để quản lý, lãnh đạo tốt hơn…"